Câu truyện kể về dòng họ bên nông thôn nghèo cách
nội thành khoảng 10 km…..
Ma trêu anh họ tôi.
Bên ngoại tôi là vùng nông thôn nghèo cách nội thành
khoảng 9,10 cây số. Các cụ vẫn tần tảo kiếm ăn bằng
cách cất vó tép, đặt lờ kiếm con cá. Anh họ tôi vốn dĩ
rất chăm chỉ chịu khó đi soi ếch, đặt lờ đêm hôm. Có
lần tôi hỏi đi đêm nhiều thế bác không sợ ma à? Nhắc
đến ma anh họ tôi cười khì khì, tao chả thấy ma bao
giờ cả, có lẽ tao cao vía nên nó tránh tao.
-Em nghe nói ma Đồng Sim hay trêu người lắm cơ
mà?
-Ừ, trong làng mấy người gặp nó rồi. Bác Tế đi ngang
qua Đồng Sim nó biến ra quả bóng xanh lè cứ bay
trước mặt, bác ấy sợ quá chạy vãi đái. Tao đi suốt
đêm, mưa gió, hôm tối hôm trăng sáng cũng chẳng
bao giờ thấy nó.
Bẵng đi một thời gian, tôi về thăm các cụ, gặp ông
anh họ tôi vừa ốm dậy vẫn khàn khàn giọng.
-Anh ốm sao thế?
Bác gái tủm tỉm cười :
-Anh chú dạo này thách kẹo cũng không dám đi đêm
hôm qua Đồng Sim nữa rồi. Hôm trước nó nhát cho
chạy tóe khói. Về ốm lửng suốt mấy hôm nay đấy.
Anh họ tôi lừng khừng kể lại .
Mọi hôm anh vẫn đặt lờ ở ruộng và con mương cạnh
Đồng Sim có sao đâu. Hôm ấy sáng trăng suông, anh
đi kiểm tra mấy cái lờ vì dạo này bọn xóm trên hay
ăn trộm lờ của xóm mình. Đến đầu mương anh thấy có
ai như cô Mạn xóm mình vẫn hay đi cất vó với anh. Ả
này chắc không thấy có ai nên cởi hết áo ra mặc mỗi
cái quần cộc vục nước mương dội lên người ào ào. Vú
vê thỗn thện, trắng lôm lốp dưới ánh trăng suông. Anh
dặng hắng và trêu ả:
-Cô Mạn đấy hở, nóng quá nhỉ, tớ tắm chung với nhé.
Nói thế mà ả ta không trả lời cứ vục nước dội ào ào.
Anh đến gần hơn một tí, ả quay mặt đi và vục vội gầu
nước quày quả, lặng lẽ đi về phía Đồng Sim. Đã thế tớ
cứ trêu, nhằng nhẵng theo sau ả hỏi chuyện. Ả ta
chẳng nói chẳng rằng cứ đi phía trước.Đi chậm, ả ta
bước chậm. đi nhanh ả ta chạy ù nhanh hơn.
Được một đoạn, đến gần Đồng Sim có cái lò gạch đang
độ vào lửa được mấy hôm, ả ta chui vào cái lều của
mấy lão coi gạch.
-À, thì ra mấy lão coi gạch tí tởn với gái -Anh nghĩ
thế.
Anh cứ đến gần và định phá đám cất giọng hỏi:
-Các bác đốt mấy vạn gạch?
Trong lều có ông Ba Tịnh và thằng Khán Đều đang
ngồi uống nước với nhau.
Không thấy ả Mạn đâu cả, nhìn khắp trong lều bé tẹo
cũng không thấy ả đâu, vội hỏi:
-Tôi vừa thấy ả Mạn nhồng nhỗng, thỗn thện vú vê
chạy vào đây cơ mà?
Cả hai người đều ngạc nhiên cầm đèn pin soi và trả lời
có thấy ai ra đây từ tối đến giờ đâu? Họ đều bảo thế
thì anh gặp ma rồi.
Bán tín bán nghi anh quay ra về đi như chạy, qua khỏi
Đồng Sim mà vẫn thấy lạnh lạnh sống lưng bởi như có
tiếng đàn bà cười khinh khích sát bên tai. Hoảng quá,
anh vứt mẹ mấy cái lờ chạy ù về nhà. Ốm từ hôm đấy
đến nay.
Ma nhập vào chị dâu.
Đó là chuyện nhà tôi hẳn hoi chứ không bịa đặt chút
nào. Có chăng là vợ tôi bịa, các bác bên vợ tôi bịa
hoặc các em vợ bịa để hù dọa tôi đừng bắt nạt vợ
chăng(?).
Chuyện xảy ra từ ngày tôi tìm hiểu bà xã, cái ngày mà
tôi còn lấy cớ cháu đi công tác tranh thủ ghé thăm sức
khỏe hai bác kia. Tất nhiên lúc ấy bố già nhìn thấy tay
thanh niên mặc quần áo bộ đội bạc phếch, đi cái xe
đạp cà tàng lõi pêđan nhọn hoắt mà thông cảm không
buông câu xanh rờn :Cám ơn anh, sức khỏe của tôi
đang ở dưới bếp mà! Anh vợ tương lai của tôi là bộ đội
phục viên thì có thiện cảm ngay với tay lính xuất ngũ
trẻ bởi cớ nó không nghiện thuốc lá như mấy tay
trước. Những tay trước xon ven đến nhà vớ được ông
bộ đội phục viên tốt tính mang thuốc ra đãi khách,
chúng hút như ống khói tàu hỏa vậy. Mặc dù có sự
thiện cảm của mọi người nhưng mỗi lần tôi sang chơi
nhà “thăm sức khỏe hai bác và gia đình”, tôi vẫn thấy
có cảm giác là lạ gì đó không tả nổi ở con đường, ở
góc vườn phía giáp cánh đồng nhìn ra chùa Q… không
xa.
Các bạn đừng cười và cho rằng đó là cảm giác của
anh chàng đang yêu nên cái gì cũng bâng khuâng gắn
với kỉ niệm. Không phải thế đâu.
Nhà nàng ở cuối xóm Trại. Nghe cái tên xóm thì các
bạn biết rồi đấy, trai xóm trại gái hàng cơm mà. Xóm
này, từ xa xưa là đồng đất trũng các cụ trong làng vật
đất thêm ra để tạo thành xóm mới từ dăm bảy đời
trước . Để vào được nhà nàng phải đi qua con đường
hẻm, một bên mương và cánh đồng nối liền với bãi
tha ma Đồng Sim, một bên là hàng rào tre cao vút ,
âm u phủ lấy con đường hẹp. Chiều xẩm xẩm tối,
tiếng sáo u u đâu đó, tiếng chuông chùa trầm trầm
văng vẳng, con đường tôi tối dẫn đến cây đa góc vườn
tạo nên không gian lạ lạ sau này tôi mới hiểu có vấn
đề tạo nên không gian ấy.
Hôm ấy, tôi đang ngồi nói chuyện bâng quơ với nàng
ở gian nhà dưới, bỗng thấy tiếng chó sủa ran, tiếng gọi
dẹp chó và xuất hiện hai mẹ con líu tíu chào ông nhạc
tôi. Đó là bác Kế gái và chị Lan trong xóm. Tôi chú ý
ngay tới chị Lan, không phải vì chị có dáng đẹp, đầy
đặn mà vì mặt chị sưng vù, đỏ lựng như phải phát
vậy. Hai mắt chị tùm hụp, môi sưng vù lạ lắm.
Bác Kế thưa với ông nhạc tôi :
-Ông ơi, ông xem cháu nó hộ con. Chiều hôm qua nó
sang bên này cắt dây bòng bong ở cái vồng đất cây
đa ấy. Thế mà đến tối nó bốc sốt, cho uống thuốc cảm
cũng không khỏi. Sáng nay cứ tự tay tát lên mặt mình,
nói lảm nhảm, hát này,hát ầm lên này. Hỏi mãi mới
biết cháu nó sang vườn nhà ông. Ông giúp cháu với.
Chúng tôi theo ông nhạc dẫn mẹ con bác Kế ra góc
vườn có cây đa. Cái cây lúc ấy không cao to lắm,
không rườm rà um tùm như bây giờ nhưng có điều lạ
là giữa thân cây tự dưng có mấy nhánh chìa ra và
được kết lại thành mảng như cái bàn trên để được
mâm và bát hương đơn sơ.
Ông nhạc thắp hương lầm bầm khấn vái :
-Lạy hai bà chúa Hoa Mai, hôm nay là ngày…vv… cháu
nó không biết phạm vào cửa bà, nay chúng con xin
hai bà xá tội tha cho cháu.
Chị Lan lúc ấy đứng sau bỗng sằng sặc cười, tay
chống nạnh, tay giơ lên như đang cầm vào vành nón
rồi nói đong đưa rất điệu đàng :
-Ai bảo đã sang đây lại còn hát hò ầm ĩ lên nữa làm
ta không nghỉ được. Lần này, ta phạt nhẹ thôi đấy,
còn làm ầm lên nữa ta cho ầm luôn một thể.
Ông nhạc tôi và mấy người vội xúm quanh lại xin hộ
chị Lan. Chị Lan chừng như hài lòng, gật đầu, mắt
đưa đẩy lúng liếng tôi thật khó tả.
Sau đó như định thần lại, hai tay chị Lan vuốt vuốt
lên mặt, trở lại tỉnh táo bình thường.
Tất nhiên, tối ấy trong câu chuyện của chúng tôi hầu
hết xoay quanh cây đa góc vườn.
Tôi được biết khu vườn bên ngoại tôi hồi trước lạ lắm.
Vườn rộng hơn 7 sào, cây cối um tùm đủ loại ăn quả
lâu năm, chè tươi xanh mượt lá. Nhưng có điều là cứ
khi nào trong vườn, tối đến có con kèng kẹc kêu thì y
như rằng trong nhà có người ốm đau, trẻ con hay khóc
quấy. Hỏi nàng con kèng kẹc là con gì nàng cũng
không biết nữa mà chỉ mắt tròn mắt dẹt kể sợ lắm,
hình như chiều tối nó bám vào các gốc cây thi nhau
kêu thì phải.
Có lần, thằng cháu trai mới được mấy tháng đang chơi
ngoan bỗng cứ khóc ngằn ngặt như có người cấu vậy.
Trong nhà dỗ dành mãi không nín, chị dâu cho bú cu
con không chịu cứ khóc, ngoài vườn kèng kẹc cứ kêu.
Anh trưởng dùng roi dâu quất loạn xạ cũng không ăn
thua, tức mình anh cầm đòn xóc lùa vào gầm giường
và hét lên :
-Đây rồi, mày có ra không thì bảo? Ông đâm mày
chết.
Chẳng hiểu có ma tà quỷ quái gì sợ bỏ chạy hay
thằng bé giật mình mà nín thinh và quay ra chơi
ngoan. Ông nhạc phải thắp hương kêu cầu gia tiên,
thổ công thổ địa và khấn ông bà nào ở vườn này xin
đừng quấy phá, xin mời ra ngự ở cây đa góc vườn để
không ảnh hưởng đến con cháu. Và sau lần kêu cầu
ấy không thấy có con kèng kẹc kêu trong vườn nữa,
cây đa bé tí bỗng lớn nhanh vùn vụt. Bây giờ thì cây
đa um tùm, xum xuê ở một góc vườn, lối đi sang chùa
Q… Trẻ con ít khi ra góc vườn ấy chơi. Mấy bà trong
xóm đi xem ở mấy nơi đều về kể các thầy bảo xóm
này có hai bà Mai Hoa công chúa, Quỳnh Hoa công
chúa ngự trên cây đa. Nhiều người trong xóm đi về
khuya thỉnh thoảng thấy bóng trắng ngự trên cây.
Chả làm hại ai nhưng ai cũng sởn da gà. Lâu dần
trong xóm ít người dám về khuya qua lối Đồng Sim,
chùa Q, xóm Trại. Vì thế tôi mới vỡ nhẽ vì sao có cảm
giác lạ lạ khi đi vào nhà nàng.
Cây đa cứ thế lớn vùn vụt và mọc tay ngai cho gia
đình hương khói. Có lần trẻ trong nhà ốm liểng xiểng,
anh rể nàng sau khi uống rượu với bố vợ bốc xung
thiên, hăng tiết vịt :
-Ông để con mang dao ra chặt cây đa đi xem ra làm
sao nào? Ma quỷ gì quấy nhiễu thế, ở đây thì phải phù
cho nhà cho con cháu chứ quậy thế ai chịu nổi.
Ông nhạc vội xua tay :
-Thôi xin anh, xin anh. Anh để chúng tôi yên.
Rằm tháng 7, nhà cúng rằm xong xuôi, bà chị dâu
mang vàng tiền ra vườn để hoá. Lũ trẻ con xúm xít
quanh mâm hau háu nhìn xôi gà, chè oản. Ông nhạc
sai người ra giục con dâu về cùng ăn. Không thấy bà
chị dâu trưởng đâu cả. Cả nhà túa ra đi tìm quanh
vườn, đi gọi vẫn không thấy đâu. Lúc ấy trời đã bắt
đầu chạng vạng, ông nhạc giật mình nhắc mọi người
ra góc vườn có cây đa. Cả nhà kéo nhau ra, chưa đến
nơi đã thấy tiếng léo nhéo trên cành đa. Đến gần, một
cảnh tượng đến bây giờ vẫn còn hằn trong trí nhớ của
bà xã tôi.
Trong cái âm u, um tùm của cây đa, bà chị dâu đang
đứng vắt vẻo trên một cành,tay với nắm hờ vào một
cành đa, tóc xoã xượi, một chân đung đưa như khoả
nước, một tay múa huyên thuyên , mồm véo von hát í
a ì a. Lũ trẻ con líu ríu sau lưng bố gọi chị, chị càng
hát to. Mọi người ngạc nhiên bởi chị dâu là gái đang
nuôi con thơ, sức yếu mà không hiểu sao lại tót lên
cành đa như thế kia được. Ông nhạc vội thắp hương
kêu cầu các bà chúa Mai Hoa, Quỳnh Hoa tha tội cho
cháu. Chị dâu không hát nữa mà trợn ngược mắt lên,
tay chỉ thẳng vào ông nhạc :
-Nhà người không giữ cho ta thì ta cũng không giữ cho
nhà người. Hôm trước đã cho người lạ vào làm ầm ĩ,
hôm nay lại cho trâu vào đây bậy bạ ai chịu được.
Dứt lời chị dâu nhảy phắt một cái xuống gốc cây,
nhảy bước nữa qua hào rãnh nước tưới vườn phăm
phăm đi vào sân. Có điều lạ đến bây giờ không ai lí
giải nổi, sức gái cầm cữ mà vượt hào rãnh nước nhẹ
nhàng như bay vậy, sức thanh niên lấy đà cũng không
thể nhảy qua.
Vào đến sân, chị dâu vơ lấy nắm hương đang ngún
lửa, nghi ngút khói bỏ vào mồm nhai rồi phun ra phì
phì, mắt trợn ngược, tay chống nạnh rất đanh đá
mắng mấy thanh niên trong nhà. Lũ trẻ bủn rủn chân
đi theo chị bây giờ đứng bạt hết vào góc nhà xem
cảnh tượng ma nhập vào chị dâu, xem bố dỗ dành
ma. Một chốc, chị dâu dậm chân, hoa tay một vòng
tròn rồi đi vòng quanh cây rơm, ngã vật xuống. Mọi
người xúm lại , phun nước, lấy khăn lau mặt chị dâu.
Bà chị từ từ tỉnh lại ngơ ngác hỏi mọi người chuyện gì
đã xảy ra.
Từ ấy, cả nhà đều rất cẩn thận không để người lạ vào
gần cây đa, giữ gìn quanh gốc đa sạch sẽ.
Còn tôi, sau khi nghe mọi người trong nhà kể chuyện
về cây đa, về ma nhập vào chị dâu thì tự thấy mình
thật dũng cảm, quá dũng cảm chứ không phải điếc
không sợ súng
Ám ảnh mỗi khi về quê
Quê em ở Ninh Bình, một vùng quê được bao phủ bởi
núi đá trùng điệp, người thì thưa mà đất thì rộng, rừng
cây um tùm bốn phía. Đến tận bây giờ, những năm
của thế kỉ 21 mà ở quê em vẫn còn diễn ra chuyện
hổ vào làng vồ trâu, trăn gió nuốt trộm dê, bò.
Để trị hổ, trăn thì còn có súng đạn, bẫy, lưới,… nên
người dân quê em cũng chẳng ngại gì lắm. Có người
còn mừng vì chỉ mất vài con dê mà đổi lại được một
con hổ hay một con trăn, bán rẻ cũng phải vài chục
triệu. Nhưng dù có không sợ trời không sợ đất thì
người dân quê cũng luôn mang trong mình nỗi sợ mơ
hồ về một thứ không rõ ràng, đó là Ma. Sau đây em
xin tổng hợp lại những chuyện em được nghe kể từ
chính người thân của mình, và những câu chuyện em
cóp nhặt được khi đichơi ở những huyện khác trong
tỉnh.
Chuyện thứ nhất: Ma chó
Đó là vào những năm 60, khi ông em vừa từ chiến
trường Điện Biên Phủ trở về. Ông em kể lại rằng: Hôm
đó, ông vừa hoàn thành xong một số việc giấy tờ, họp
bàn với anh em trong đơn vị về việc tập kết đểchuẩn
bị vào Nam. Sau buổi họp thì đã xế chiều, anh em
chào tạm biệt nhau rồi ai về quê người nấy, hẹn ngày
25 tháng Giêng, hai năm sau thì tất cả tập chung tại
trụ sở của đơn vị.
Nóng lòng muốn về nhà sau gần chục năm xa vợ xa
con, ông em bắt ngay chuyến tàu cuối cùng của ngày
hôm đó để về quê. Lúc ông xuống đến gha Ghềnh thì
đã muộn lắm rồi, nhìn lên đồng hồ treo ở nhà ga thì
bây giờ là 2 giờ sáng. Nhưng đang nóng lóng về nhà,
lại thấy có sáng trăng nên ông quyết định đi xuyên
đêm về nhà.
Tính ông em vốn bạo gan, lại chẳng tin vào chuyện
hồn ma bóng quế nên ông bỏ ngoài tai lời khuyên từ
những người khách ở ga, khuyên ông nên ở lại đến
sáng hãy về vì dạo này có lắm lời đồn về ma quỷ ở
ngã ba vào thôn, ông cứ thế thẳng bước đi về, lòng
chỉ mong về sớm được lúc nào hay lúc ấy.
Đêm hôm đó, một mình ông đi trên con đường đất dài
hơn 6 cây số từ ga Ghềnh về làng. Hai bên đườngtoàn
là cây cối rậm rì, cách vài trăm mét mới có một vài
nhà, thời đó lại chẳng mấy nhà có đèn điện, nên nhìn
ngút tầm mắt chỉthấy toàn cây là cây, thỉnh thoảng
tiếng chim khắc ăn đêm lại kêu khé khé đến rợn
người. Cơ mà ông em chẳng sợ, lại có sáng trăng nên
cứ sải bước mà đi, vừa đi vừa nghĩ xem giờ này ở nhà
đang làm gì.
Đi được một lúc thì ông em bống thấy một con chó
trắng tinh đi trước, cách ông một quãng ngắn, ông em
thấy lạ liền bước nhanh về trước xem sao, vì ở quanh
đây làm gì có mấy nhà mà có chó chạy ra đến tận
đây, lại còn chó trắng tinh như chó nhà bọn theo Tây.
Nhưng lạ là ông đi nhanh thì con chó cũng đi nhanh,
ông đi chậm thì còn chó cũng đi chậm, lúc ông thử
đứng lại thì con chó cũng đứng lại, mấy lần như vậy
thìông em nhận ra rằng cái thứ đi trước mình chẳng
phải là chó mèo nhà nào cả.
Ông em liền nhặt vài cục đá, đinh bất ngờ lao tới gần
ném con chó xem nó làm sao, nghĩ sao làm vậy, ông
em vơ bên vệ đường vài viên đá to bằng 2 nắm tay,
ông ném liền ba phát:
“Cục! Cục Cục…!”
Tiếng đá chạm đất nghe đinh tai, nhưng ông em tự lại
thấy lanh gáy vì từ nãy đến giờ cả ba phát ông em
ném đều trúng lưng và đầu con chó, nhưng tại sao lại
là ba tiếng đanh như vậy,mà con chó thì chẳng có
phản ứng gì, vẫn lững thững đi trước ông.
Ông em lúc này bắt đầu thấy ghê tay rồi, nhưng ông
khôngbiết sợ là gì nên lại cầm đá, lần này ông dồn sức
ném thật mạnh, thì bống ùm một cái, con chó nhảy
luôn xuống cái ao hoang bên đường rồi mất hút. Thấy
chỉ ném vài viên đá mà đuổi được cái thứ kia nên ông
em càng vững dạ, lại tiếp tục hướng thẳng đến làng. Đi
thêm một lúc, ông em ước chừng chỉ còn vài cây là
về đến nhà thì chợt ông em khựng người lại, đằng
trước ông lại là con chó đó đang đi lững thững.
Lúc này thì ông em không cảm thấy sợ nữamà thấy
cay lắm vì từ trước đến nay chưaai dám chọc phá ông
đến như thế cả. Ông khẽ rút từ trong ba lô ra con dao
găm dài non một thước tây, hơi giấu vào sau lưng để
thủ thế (vẫn là con dao này, con dao ông đã dùng để
quần nhau với một con hổ khi còn trên Việt Bắc, đến
giờ mặt ông em vẫn còn một vết sẹo, kết quả của cái
tát với cuối cùng của con hổ, nhưng may sao ông em
dùng dao gạt được từ đó ông em coi con dao này như
vật hộ mệnh, mỗi khi có hiểm nguy thì ông đều sờ
đến con dao đầu tiên ).
Vừa thủ con dao, ông em vừa đi tiếp, nhưng lần này
ông bước thận trọng hơn. Đitiếp đến đầu cầu thì con
chó không còn giữ khoảng cách với ông nữa, ông em
đến gần nó hơn. Và lần này thì ông thực sự thấy lạnh
toát ống lưng khi thấy con chó bống nhảy phốc lên
trên thành cầu, từ từ đi bằng hai chân sang bên kia
cầu, cái thành cầu chỉ rộng bằng phần ba quyển vở
học sinh, vậy mà con chó đi không hề chao đảo.Giờ thì
ông em bắt đầu thấy lạnh dần từ sống lưng lên gáy,
ông vẫn tiến tiếp, mắt ông theo sát con chó, tay chỉ
chực vung con dao găm ra tấn công.
Con chó đi tiếp đến đầu cầu bên kia, rồi nó ngồi trên
cái trụcầu, quay đầu lại nhìn chăm chằm vào ông, cái
mõm hơi há ra như đang cười. Giờ, khoảng cách giũa
ông và nó chỉ còn khoảng vài mét. Ông em đứng im
mất vài giây rồi bất ngờ đâm thẳng con dao về phía
trước, vọt người đến chỗ con chó, ông chửi to:
” ĐM mày! Để tao xem mày là ma cỏ gì mà dám trêu
vào tao!”
Bất chợt con chó ẳng một tiếng rồi nhảy ùm xuống
sông không thấy bóng dáng đâu nữa. Lúc này ông em
mới thở phào nhẹ nhõm, đoạn đường tiếp theo về
làng, ông em vẫn chú ý đề phòng con chó kia nhưng
tuyệt nhiên không thấy nó đâu nữa.
Chuyện thứ hai: Nhà thầy học
Cách đây hơn hơn 70 năm, khi ấy ông em vẫn còn là
một thầy khóa, mang trong mình ước mơ khoa bảng
để làm rạng danh tổ tiên. Hồi đó chữ nho và thi cử
kiểu cũ vẫn còn thịnh ở các làng quê, những người
đồng niên với ông đều theo học một ông tú trong
làng. Nhưng vì ban ngày ai cũng phải lo việc đồng
áng, buôn bán nên đến tối lớp học mới bắt đầu. Lớp
học của ông nằm trên một quả đồi thoải thoải, biệt lập
với xóm làng xung quanh.
Suốt 2 năm đầu mọi chuyện vẫn diễn ra bình thường,
tối đến thì học, học xong buổi thì về, trò nào nhà xa thì
ngủ lại nhà thầy, cho đến một hôm……..
Đêm hôm đó, ông tú dạy xong thì phải sang làng bên
chuẩn bị đám cưới cho con của một người bạn, trước
khi đi, ông tú dặn học trò ở lại ngủ thì cẩn thận, lại cắt
cửthêm mấy trò lớn tuổi nhất ở lại để trông nom bọn
trò ấu học. Ông em tuy không nằm trong nhóm cắt cử
ở lại nhưng nể lời bạn nên cũng ngủ lại vì chẳng mấy
khi anh em có dịp hàn huyên, nhưng ông không
thểnào ngờ nổi đêm nay lại là đêm khởi đầu của một
chuỗi biến cố không chỉ với mình ông mà còn với cả
cái làng nhỏ vốn bình yên này .
Thầy đi được một lúc thì mấy trò lớn liền bàn ngay
chuyện phân chia chỗ sao cho hợ lý. Bàn đi bàn lại
một hồi thì mấy anh em liền hò nhau trải chiếu ra
hiên mà nằm vì trong nhà vừa chật vừa nóng, mà
nằm ngoài thì anh em lại được nói chuyện dễ, thích thì
thức đến sáng mà bàn luận thơ văn cũng được.
Thế là anh trưởng tràng liền phân chố nằm, cứ lớn
nhất thì nằm ngoài, nhỏ dần, nhỏ dần thì chia mà nằm
vào trong, để dãy ngoài cho các huynh lớn bàn truyện
Nhưng bàn thơ, bình văn thì chẳng thấy đâu, chỉ thấy
các anh bày đủ trò ra mà mà chọc phá nhau. Anh
trưởng tràng được thể, chỉ tay ra vườn đùa:
“Bọn mông học với ấu học nhìn cho kĩ nhớ! Thấy gì
kia không? “Ngài” về đấy, đứa nào cười,đứa nào khóc,
ngài ném cho u đầu” .
Anh trưởng tràng vừa dứt lời thì
“Xoảng!”
một viên ngói ném từ trong vườn ra, trúng sát ngay
bên cạnh chỗ anh trưởng tràng nằm. Mấy anh em
thấy thế thì cười rộ lên, bảo nhau:
” Thiêng thế nhỉ! Vừa có đứa cười xong, giờ lại sắp có
đứa khóc đấy”
Lúc này thì anh cáu lắm, chửi đổng:
” Mẹ bọn trẻ con dưới xóm lên đây phá ! Ông bắt được
thì ông vặn cổ chúng mày”
Mấy anh em vừa cười xong giờ cũng bắt đầu thấy tức
cho huynh lớn nên cũng hùa nhau vào chửi.Nhưng
tiếng chửi vừa dứt thì liền 5-6 viên ngói ném từ trong
vườn ra. Mọi người thấy thế thì đồng loạt đưa tay lên
che đầu, vậy mà cả 5-6 viên ném ra đều không ai làm
sao cả, trong khi toàn ném trúng ngay sát bên người,
chỉ cần lệch thêm li nữa thì tan người.
Bỗng một anh nhanh tay nhặt mảnh ngói còn nguyên,
định ném trả. Nhưng chưa kịp ném thì anh này đã líu
lưỡi lại, mặt cắt không còn giọt máu. Cả đám thấy vậy
liền nhìn theo hướng anh kia, và hơn chục người cùng
im bặt. Thứ mà anh kia nhìn thấy là một cái bóng nhỏ
như đứa trẻ 5 tuổi, đỏ lừ như than hồng đang nhảy loi
choi khắp vườn . Cái bóng đó bống đi chậm lại rồi từ
từ tiến về vườn sau, nhưng càng đi thì cái bóng càng
đen lạivà to dần, người cứ ngày một tròn dần như cái
ụ mối.
“Nó” cứ thế đi dần ra vườn sau rồi mất, lúc gần đi đến
cái hàng rào thì nó đã to như đống rơm rồi. Mấy anh
hàng ngày gan lì cóc tía mà giờ đều sợ xanh mặt, im
như phỗng. Sau đấy thì chẳng ai nói với ai câu nào,
chỉ nhìn nhau rồi thức đến sáng, bọn ấu học với mộng
học vẫn ngủ say chẳng biết gì. Sáng hôm sau, ông tú
về, đem theo bao nhiêu là quà bánh, xôi thịt,…
Nhưng ông thấy lạ là sao mọi hôm thì bọn này như lũ
chết đói mà hôm nay lại chê xôi thịt ê hề. Ông gặng
hỏi thì anh trưởng tràng khẽ rỉ tai ông, ông liền bảo
bon trò nhỏ tuổi lấy phần oản, xôi rồi ra ngoài chơi, tự
chia nhau, Lúc này anh trưởng tràng mới từ từ thuật lại
chuyện đêm qua cho ông tú. Ông tú nghe xong thì
cười lớn, bảo:
“Mấy anh đúng là thần hồn nát thần tính, là người đọc
sách thánh hiền thì quỷ ma nào dám trêu ghẹo mấy
anh, người ta bảo ma quỷ tự đâu ra, ma quỷ tự lòng
ta là có lí của nó! Tâm mình không *c thì sợ cái gì nào?
Học nhồi học nhét đến mục cả đầu!”.
Mọi người thấy thầy nói phải nên cũng nguôi đi ít
nhiều, có người lại tự tráchmình làm gì để tâm bất
chính nên mới sinh ra vậy. Mấy bữa sau, mọi chuyện
lại diễn ra bình thường như trước, anh em vẫn ngủ lại
nhà thầy như cũ mà chẳng sợ hãi gì cả. Nhưng mãi
đến hơn 3 tháng sau mới có chuyện xảy ra, và lần này
thì không còn đơn giản như chuyện mấy đứa học trò
bị ma trêu nữa.